Kinh nghiệm kinh doanh Airbnb
Bí mật kinh doanh host Airbnb có lợi nhuận từ kinh nghiệm thực tế của Superhost
may lam toi den tu Ba Lan

Kinh nghiệm hữu ích từ các chủ nhà, dành cho bất cứ ai định bắt tay thử sức kinh doanh Airbnb

Theo ghi nhận, tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2017 có khoảng 6.500 cơ sở Airbnb và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.

kinh nghiem kinh doanh airbnb cho nguoi moi

Thu hút nhà đầu tư trẻ “bỏ tiền” vào

Theo ghi nhận thị trường, homestay – loại hình du lịch mà du khách trải nghiệm sống tại nhà của dân địa phương, đang rộ lên tại Việt Nam khoảng 1 năm trở lại đây. Đây được xem là hướng đi mới cho các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân và các hộ gia đình kinh doanh lưu trú. Với mô hình “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” này sẽ gia tăng trải nghiệm cho những khách du lịch. Do đó, những NĐT tận dụng ngôi nhà của mình ở để kết hợp cho thuê, hoặc thuê lại rồi cải tạo thành những nơi lưu trú hướng đến đối tượng khách trẻ, khách du lịch nước ngoài đi bụi.

Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này lại  không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp.

kinh nghiem kinh doanh airbnb
Với mô hình “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” này sẽ gia tăng trải nghiệm cho những khách du lịch

Theo các chuyên gia, loại hình này nở rộ trên cả nước những tập trung chủ yếu ở 2 nơi: Các khu vực đã có thị trường du lịch truyền thống như Sapa, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Phan Thiết, Vũng Tàu, Tp.HCM, Long An, các tỉnh miền Tây nam bộ và những đến mới. Nguyên nhân nở rộ loại hình này được xem là do xuất hiện ngày càng nhiều tầng lớp trung lưu mới thích du lịch trải nghiệm và khám phá; nhóm khách nước ngoài thích tìm hiểu văn hóa bản địa.

Xem: Kinh nghiệm kinh doanh Airbnb cho người mới từ A-Z (có lợi nhuận thụ động)

Góp vốn cùng 1 người bạn, chị Vũ Thị Hòa (30 tuổi, sống tại Q.2, Tp.HCM) đã thuê mảnh đất rộng 200m2 tại Đà Lạt của một người bà con để đầu tư kinh doanh homestay vào cuối năm 2017.

Hiện 4 căn phòng của chị Hòa thường xuyên kín khách thuê với mức giá dao động từ 300-500 ngàn đồng/phòng/ngày. Chỉ Hòa tự lên ý tưởng về không gian, bày trí cây xanh, xây dựng va thiết kế căn nhà. Vì hướng đến nhóm khách hàng độ tuổi trẻ, khách nước ngoài đi phượt nên homestay của chị Hòa thiết kế khá lạ mắt, trẻ trung, và nhiều không gian xanh. Chị Hòa cho biết, nếu với đà kinh doanh ổn định như hiện nay, khoảng 3 năm chị sẽ hoàn vốn ban đầu.

Chị Đức Hạnh (29 tuổi, sống tại Tp.HCM) cũng thuê căn hộ tại Bùi Viện, Q.1 để đầu tư homestay với tên gọi là Kẹos homestay.

Căn nhà này chị Hạnh chia thành 3 phòng cho 6 người lưu trú. Mỗi phòng cho thuê với giá 250 ngàn đồng/ngày đêm. Sau khi thuê căn hộ, chị Hạnh sửa sang lại, ngăn phòng nhỏ riêng biệt, đầu tư nội thất, phòng tắm và trang trí căn nhà có nhiều tiểu cảnh.

Đối tượng khách thuê chị Hạnh hướng tới là những du khách nước ngoài đến du lịch bụi tại Việt Nam. “Thay vì vào khách sạn và được phục vụ mọi thứ, homestay sẽ tạo cảm giác cùng sống với nhau. Khách sẽ giống như một người bạn, đến thành phố của mình du lịch và ghé nhà mình ở”, chị Hạnh cho hay.

kinhnghiemkinhdoanhairbnb
“Khách sẽ giống như một người bạn, đến thành phố của mình du lịch và ghé nhà mình ở”

Cũng hợp đồng thuê 2 căn hộ chung cư tại P.Bến Nghé, Q.1 trong vòng 5 năm/mỗi căn, chị Phương Thảo (32 tuổi, ngụ Tp.HCM) sử dụng để đầu tư homestay cho khách nước ngoài thuê lại.

Mỗi căn hộ chị cải tạo thành 16 giường bao gồm giường đơn và giường đôi, không gian còn lại bày trí tiểu cảnh, ban công, chỗ đọc sách…với vị trí ngay trung tâm thành phố thì homestay của chị Thảo phù hợp cho khách Tây đi bụi thuê lại. Giá thuê giường đôi là 600 ngàn đồng/ngày đêm; giường đơn là 320 ngàn đồng/ngày đêm; đối với 16 khách đi chung thì mức giá thuê trọn gói là 4,5 triệu đồng/đêm.

Theo các nhà đầu tư này, ngoài các vùng miền có truyền thống về du lịch thì tại các khu trung tâm của thành phố lớn mô hình homestay đang được giới trẻ quan tâm và đầu tư. Vì lí do khách du lịch, đặc biệt khách Tây đến Việt Nam họ muốn thăm thú nhiều nơi mà mất ít thời gian nhất nên địa điểm chọn để làm homestay cũng phải thuận tiện để khách di chuyển. Nơi tiện nhất để làm homestay được giới trẻ lựa chọn là ở khu trung tâm vừa đi lại thuận lợi, vừa có sẵn các tiện ích hiện hữu, sầm uất.

Ngoài ra, hiện nay ở phía Nam, phạm vi đầu tư homestay cũng đang được thu hẹp khi khá nhiều mô hình này xuất hiện khu lận cận ven Tp.HCM như Long An, Bình Chánh, Củ Chi, Vũng Tàu…nhằm để người thành phố di chuyển dễ dàng nghỉ ngơi cuối tuần trước thực tế quỹ thời gian của họ khá ít ỏi.

kinh nghiem kinh doanh host airbnb
Với việc đầu tư homestay ở khu trung tâm TP, diện tích không gian được tính toán kỹ lưỡng nhằm tạo ra nhiều chỗ ở cho khách. Homestay ở trung tâm phù hợp với khách nước ngoài du lịch bụi

Các chủ homestay thường đăng thông tin thuê trên các trang mạng như Airbnb, homestay, counchsurfing, home Exchange…Theo ghi nhận, tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2017 có khoảng 6.500 cơ sở Airbnb và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Được đánh giá là kênh đầu tư mới, đem về lợi nhuận ổn định, tiềm năng phát triển trong tươn lai, tuy nhiên để thành công với mô hình kinh doanh homestay không phải dễ dàng. Theo các đơn vị đầu tư, các bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay suy nghĩ đơn giản chỉ cần có vốn, ý tưởng là có thể thành lập cơ sở lưu trú và có khách thuê. Tuy vậy, đằng sau mô hình kinh doanh này đòi hỏi rất nhiều thứ khác nhau. Nếu không tính toán kỹ càng có thể thua lỗ nặng.

Thực tế đã chứng minh, khá nhiều nhà đầu tư trẻ đã bị lỗ nặng thời gian đầu khi tham gia mô hình này hoặc chỉ theo được khoảng thời gian ngắn phải dừng lại vì chi phí phát sinh ngoài dự tính, cộng với lượng khách thuê không ổn định.

kinh nghiem kinh doanh homestay airbnb
Chủ nhà phải nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức giá hợp lý nhất thì mới sống lâu dài được với mô hình kinh doanh homestay

Theo chị Phương Thảo, nhà đầu tư homestay sống tại Tp.HCM, kinh doanh homestay cũng không lường hết được rủi ro vì nó còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. “Mặc dù nhu cầu tìm kiếm một chỗ ở như là nhà mình vẫn là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, ngày càng nhiều mô hình homestay ra đời nên tính cạnh tranh cũng cao dần. Do đó, NĐT phải nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra mức giá hợp lý nhất thì mới sống lâu dài được với nó”, NĐT này nhấn mạnh.

Về nguồn vốn để tham gia kinh doanh lĩnh vực này, chị Đức Hạnh cho hay, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của từng người mà nguồn vốn có thể khác nhau, vài chục triệu hoặc vài trăm triệu có thể làm được. Tuy nhiên số vốn an toàn nhất theo chủ nhà này là khoảng 300-500 triệu đồng, bởi trong quá trình vận hành homestay sẽ có khá nhiều chi phí nhỏ lẻ phát sinh, thậm chí nhà đàu tư phải thủ sẵn khoản để bù trừ cho thời gian đầu chưa có khách thuê.

Đây là kinh nghiệm kinh doanh host Airbnb xương máu cho người mới bắt đầu.

Theo các chuyên gia thì mô hình kinh doanh này sẽ bùng nổ trong khoảng 3-5 năm tới, tuy nhiên tính tự phát trong khai thác, tính đồng bộ trong kết nối và sự hỗ trợ của chính sách được xem là những thách thức lớn đối với mô hình kinh doanh này.

5/5 - (1 bình chọn)
Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 2]
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.